Những điều cơ bản cần biết về SEO
Hiểu đơn giản thì SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là việc đưa website của bạn lên những vị trí đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google và các bộ máy tìm kiếm khác.
Nền tảng bán hàng Sapo Web được tích hợp những tính năng SEO mạnh mẽ, có thể hỗ trợ mọi chiến dịch của bạn, bao gồm:
– Cho phép tùy chỉnh thẻ Tiêu đề (Title), Mô tả (Meta Description) và URL trong website.
– Hình ảnh khi đăng tải có thể tùy chỉnh kích thước và thêm thẻ ALT.
– Tự động thiết lập tệp tin sitemap.xml và robots.txt.
– Tự động tạo các thẻ URL tiêu chuẩn (tránh tình trạng trùng lặp nội dung).
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên và gợi ý cho người mới bắt đầu để cải thiện SEO và đưa website bán hàng của mình lên thứ hạng cao hơn trên Google, Bing,…
1. Cơ bản về SEO
“Content is King”, câu nói này được coi là tôn chỉ trong cộng đồng SEO, ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung. Nếu bạn muốn website của mình được xếp trong “top” thì trước tiên phải đảm bảo nội dung hấp dẫn, độc đáo, chứa nhiều từ khóa quan trọng mà người dùng thường sử dụng mỗi khi tìm kiếm các chủ đề liên quan trên Google.
2. Từ khóa
Từ khóa là những từ hoặc cụm từ mà mọi người thường dùng để tìm kiếm trên các công cụ. Là một chủ cửa hàng, bạn phải biết chính xác những từ khóa này để xây dựng nội dung xung quanh chúng. Ví dụ bạn đang bán “Phần mềm quản lý bán hàng” chẳng hạn, ngoài từ khóa chính là tên sản phẩm thì bạn phải mở rộng sang những từ khóa liên quan như “Phần mềm quản lý cửa hàng”, “Phần mềm bán hàng giá rẻ”,…
Để biết từ khóa đó có bao nhiêu lượt tìm kiếm có thể sử dụng công cụ miễn phí của Google là Keyword Planner. Công cụ này sẽ thống kê dữ liệu liên quan đến từ khóa trong một tháng, bạn có thể dựa vào đây để lập kế hoạch SEO cho website của mình.
Tuy nhiên, ngoài số lượt tìm kiếm bạn phải chú ý cả tỉ lệ cạnh tranh của từ khóa đó nữa, tỉ lệ này càng cao thì khả năng SEO lên “top” càng khó.
Sau khi đã xác định bộ từ khóa hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu bạn cần tạo ra những nội dung xoay quanh chúng. Nội dung ở đây bao gồm cả trên trang chủ, trang sản phẩm, bộ sưu tập, blog và những landing page.
Có 5 vị trí mà bạn không được quên khi chèn từ khóa: Tiêu đề trang, thẻ mô tả, thẻ H1, thẻ ALT và dĩ nhiên là phần nội dung chính nữa.
3. Tiêu đề trang
Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tối ưu hóa website. Loại thẻ này có thể được thiết lập cho trang chủ, trang sản phẩm, bộ sưu tập hoặc blog bằng cách truy cập vào trang Admin của Sapo Web. Đây cũng là liên kết hiển thị trên công cụ tìm kiếm, ví dụ như tiêu đề “Sell Products Online – Start & Create an Online Store” dưới đây chẳng hạn.
Hình ảnh tiêu đề của website
Các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào thẻ tiêu đề để xác định nội dung mà website của bạn đang hướng tới. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi thiết lập thẻ tiêu đề:
– Từ khóa: Cần chứa từ khóa chính để hướng tới khách hàng mục tiêu.
– Số từ giới hạn: 70 ký tự.
– Xây dựng thương hiệu: Nếu bạn muốn thêm tên cửa hàng của mình thì hãy để nó ở cuối tiêu đề.
– Khả năng đọc: Hãy đảm bảo rằng nội dung của tiêu đề dễ đọc, dễ hiểu. Đừng vì cố gắng chèn từ khóa mà biến nó thành một mớ hỗn độn.
Bạn có thể chỉnh sửa thẻ tiêu đề bằng cách truy cập vào mục thiết lập thẻ tiêu đề của mỗi trang, sản phẩm hoặc bộ sưu tập trên website Sapo Web.
Hình ảnh mô tả thông tin website
4. Thẻ mô tả (Meta Description)
Thẻ mô tả là một đoạn văn bản ngắn sẽ xuất hiện ngay dưới tiêu đề và địa chỉ website khi người dùng tìm kiếm trên Google cụm từ khóa liên quan. Thẻ mô tả có thể được thiết lập cho trang chủ, trang sản phẩm, bộ sưu tập, blog,… bằng cách truy cập vào trang Admin của Sapo Web, sau đó tìm đến mục Cài đặt rồi đến Cửa hàng trực tuyến.
Hình ảnh ô mô tả
Hãy thử viết một đoạn mô tả hấp dẫn xem, đừng quên từ khóa quan trọng nhé!
5. Thẻ H1 (tiêu đề trang)
Có một điều bạn cần nhớ khi tối ưu hóa website là phải chèn từ khóa chính vào tên sản phẩm, bộ sưu tập, các trang và bài viết blog. Những tiêu đề này thường nằm trong thẻ H1. Quay lại với ví dụ về từ khóa “Phần mềm quản lý bán hàng” trên, vậy thì tên sản phẩm của bạn nên là “Phần mềm quản lý bán hàng Sapo”, tiêu đề bài viết trên blog sẽ là “Vì sao bạn nên chọn phần mềm quản lý cửa hàng hiện đại?”.
Như vậy khả năng website của bạn xuất hiện trong trong kết quả tìm kiếm khi người dùng nhập “phần mềm Sapo”, “phần mềm quản lý cửa hàng” hay “phần mềm bán hàng hiện đại” sẽ cao hơn rất nhiều.
6. Thẻ Alt của hình ảnh
Mặc dù Google và những công cụ tìm kiếm khác có thể đọc được nội dung trên website của bạn nhưng lại gặp khó khăn khi tìm hiểu hình ảnh mà bạn đăng tải. Vì vậy các bức ảnh đó cần phải có một đoạn mô tả nội dung, và chúng sẽ nằm trong thẻ Alt. Loại thẻ này sẽ làm tăng khả năng hình ảnh của website được hiển thị khi người dùng tìm kiếm hình ảnh.
Để thiết lập thẻ Alt bạn chỉ cần nhấp vào hình ảnh đó tại trang Admin của Sapo Web như hình dưới.
Hình ảnh “thẻ Alt của hình ảnh”
7. Nội dung trang
Nếu nội dung bạn trình bày trong phần mô tả sản phẩm, bộ sưu tập hoặc các bài blog mà hay hơn, sâu sắc hơn, độc đáo hơn, hấp dẫn hơn những website khác thì cơ hội để đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng kết quả tìm kiếm của Google và công cụ tìm kiếm khác rất cao.
Có hai điểm bạn cần nhớ khi viết nội dung, thứ nhất là phải có từ khóa chính và các từ khóa liên quan, tiếp đến là hạn chế copy y nguyên nội dung của website khác. Vì nếu không làm tốt một trong hai điều này thì Google sẽ cho rằng nội dung của bạn chưa đủ để được xếp hạng cao.
8. Link và Anchor Text
– Link (Liên kết)
Nếu website của bạn có liên kết với nhiều trang web bán hàng cùng lĩnh vực và chất lượng thì cũng được Google đánh giá là phổ biến và đáng tin cậy. Vì vậy hãy tìm hiểu và liên hệ với những website khác để bắt đầu đặt liên kết vào trang của họ.
– Anchor Text
Anchor Text là một đoạn văn bản (thường là cụm từ ngắn) có chứa liên kết ra ngoài hoặc trong website của bạn. Nếu bạn chèn liên kết vào từ “Bấm Vào Đây” thì có thể khiến Google hiểu lầm rằng các trang web sẽ hiện ra mỗi khi người dùng tìm kiếm cụm từ “Bấm Vào Đây”. Vì vậy hãy tận dụng chính từ khóa mục tiêu làm Anchor Text, ví dụ như “Phần mềm quản lý bán hàng Sapo” chẳng hạn.
9. Sơ đồ trang web
Tất cả các website bán hàng trên nền tảng Sapo Web đều có thể tự động sinh mã một tệp tin sitemap.xml có chứa tất cả các sản phẩm, các trang, bộ sưu tập và bài viết trên blog của bạn. Nó cũng hỗ trợ mở rộng Google’s Image Sitemaps.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc Google Webmaster Tools để kiểm tra trang web của bạn.
10. Chuyển hướng Sapo Web
Nếu bạn đang có một website đang sử dụng một nền tảng khác và muốn chuyển sang Sapo Web thì không cần phải lo lắng vấn đề tụt giảm lượng truy cập. Sapo Web được trang bị khả năng thiết lập URL chuyển hướng thông báo cho khách hàng, Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác rằng URL của website bạn đã được thay đổi.